Cấu trúc thư mục của một ứng dụng Laravel
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Cấu trúc thư mục ứng dụng Laravel

Thư mục gốc ứng dụng Laravel
app: Thư mục bao gồm mã gốc của ứng dụng, tại đây sẽ chứa phần lớn mã nguồn mà chúng ta sẽ viết trong suốt quá trình phát triển ứng dụng.
bootstrap: Thư mục chứa các file hệ thống trong quá trình khở chạy ứng dụng.
config: Thư mục chứa những file cấu hình của ứng dụng.
database: Thư mục chứa các tệp đặc tính của cơ sở dữ liệu như các file migration, các file seeder.
public: Thư mục chứa file index.php, là file chạy đầu tiên của ứng dụng Laravel. Thư mục này cũng bao gồm những thành phần của ứng dụng như các file JavaScript, images, CSS…
resources – Thư mục này chứa những thành phần có tiềm năng như là các tệp tin LESS & Sass, các file nội bộ và file ngôn ngữ, và các template được tạo ra bằng HTML.
storage: Thư mục này là nơi lưu trữ các template blade được biện dịch khi chạy ứng dụng, các file tải lên, bộ nhớ cache và các nhật ký hoạt động tự động được tạo ra (logs).
test: Thư mục này chứa rất nhiều bản test tự động.
vendor – Thư mục này chứa những thành phần phụ thuộc vào Composer
Thư mục App
Đây là thư mục của ứng dụng. Nó chứa rất nhiều các thư mục bổ sung được liệt kê dưới đây:
Console: Mọi lệnh thủ công Artisan được lưu trữ trong đây. Các lệnh này có thể tạo bằng lệnhphp artisan make::
Events: Thư mục này không tồn tại theo mặc định, nhưng sẽ được tạo bởi các sự kiện, thư mục sẽ chứa những sự kiện mà ứng dụng sẽ phát triển. Events cũng có thể được sử dụng để thông báo những phần khác trong ứng dụng của bạn khi chúng cần thực hiện bất kì hành động nào, tạo nên sự linh hoạt cho ứng dụng.
Exceptions: Thư mục này bao gồm những phần ngoại lệ của ứng dụng và nó cũng là nơi tốt nhất để lưu trữ bất kì ngoại lệ nào qua ứng dụng của bạn.
Http: Thư mục này chứa các Controllers, các Middleware và các form Request.
Listeners: Thư mục này không tồn tại theo mặc định, chứa những lớp dùng để xử lý sự kiện. Các lớp này sẽ nhận một sự kiện sau đó thực thi một thuật toán logic để phản hồi lại với sự kiện đó. Ví dụ, một khách chưa đăng kí thành viên có thể được điều hướng bởi một mẫu welcome email.
Policies: Thư mục này không tồn tại theo mặc định, nhưng sẽ được tạo ra nếu chúng ta chạy câu lệnh
php artisan make::policy
chứa những chính sách của ứng dụng.
Providers: Thư mục này chứa dịch vụ của các nhà cung cấp. Các dịch vụ này sẽ khởi động ứng dụng Laravel.
Leave a Reply