post-image

[Thực hành] Tạo ứng dụng Laravel Greeting

Tổng quan

Mục tiêu

Luyện tập tạo và chạy ứng dụng Laravel

Mô tả

Trong phần này, chúng ta sẽ tạo một ứng dụng Laravel cơ bản.

Hướng dẫn được chia thành 2 phần:

  1. Tạo ứng dụng với một trang hiển thị lời chào
  2. Tạo ứng dụng với một trang hiển thị lời chào kèm theo tên được truyền vào

Hướng dẫn

Phần 1: Tạo ứng dụng với một trang hiển thị lời chào

Bước 1: Tạo ứng dụng Laravel có tên là “greeting”

Ở bài trước chúng ta đã thực hành tạo một ứng dụng Laravel cơ bản. Chúng ta cùng ôn lại câu lệnh tạo ứng dụng nhé.

Vào thư mục chúng ta muốn lưu trữ mà nguồn của dự án gõ lệnh sau:

 composer create-project --prefer-dist laravel/laravel greeting 
create greeting

Đợi đến khi lệnh chạy kết thúc, chúng ta sẽ thấy thông báo khóa của ứng dụng được tạo thành công. Như vậy chúng ta đã tạo thành công ứng dụng Laravel với tên là “greeting”

greeting

Bước 2: Vào trong thư mục và mở toàn bộ tệp trong thư mục greeting bằng trình soạn thảo ưa thích.

Screen%20Shot%202019 11 06%20at%2014.33.19

Bước 3: Tạo URL cho người dùng truy cập vào để nhìn thấy lời chào và hiển thị lời chào.

Mở tệp routes/web.php và thêm đoạn mã dưới đây vào và lưu lại:

 Route::get('/greeting', function () {

    echo 'Hello World!';

});

Ở đây chúng ta sử dụng lệnh Route::get để khai báo URL “/greeting”. Khi người dùng truy cập URL này thì chúng ta sẽ thực thi các câu lệnh nằm ở trong function ngay bên dưới. Chúng ta dùng lệnh echo để in ra trang web với nội dung mong muốn.

Bước 4: Chạy ứng dụng và truy cập URL greeting để xem kết quả.

Khởi chạy ứng dụng bằng câu lệnh:

 php artisan serve 

Chúng ta mở trình duyệt, nhập địa chỉ: http://localhost:8000/greeting, chúng ta sẽ thấy lời chào “Hello World!” hiển thị trên trang web.

Screen%20Shot%202019 11 06%20at%2014.35.38

Như vậy chúng ta đã tạo xong ứng dụng với một trang hiển thị lời chào.

Phần 2: Tạo ứng dụng với một trang hiển thị lời chào kèm theo tên được truyền vào.

Bước 1: Cập nhật lại tệp routes/web.php

Cập nhật lại route ở bước trước

Route::get('/greeting/{name?}', function ($name = null) {

    if ($name) {

        echo 'Hello ' . $name . '!';

    } else {

        echo 'Hello World!';

    }

});

Ở đây chúng ta sẽ truyền vào một tham số là “name”. Dấu “?” sau chữ “name” thể hiện đây là tham số không bắt buộc. Người dùng có thể nhập “/greeting” hay “/greeting/Bill”.

Với trường hợp url là “localhost:8000/greeting/Bill”, tham số đầu vào nhận giá trị là “Bill”, màn hình sẽ hiển thị “Hello Bill!”.

Screen%20Shot%202019 11 06%20at%2014.37.01

Với trường hợp url là “localhost:8000/greeting”, tham số đầu vào nhận giá trị mặc định là null, màn hình sẽ hiển thị “Hello Word!”.

Screen%20Shot%202019 11 06%20at%2014.39.57

Chúng ta có thể nhập Họ và Tên cách nhau bởi khoảng trắng tại trình duyệt:

Screen%20Shot%202019 11 06%20at%2014.42.01

Trang web hiển thị lời chào với đầy đủ họ và tên như mong muốn.

Lưu ý rằng trên trình duyện sau khi nhập tên với khoảng trắng, các khoảng trắng sẽ được thay thế bởi “%20” vì chuẩn của URL không được phép chứa khoảng trắng.

Screen%20Shot%202019 11 06%20at%2014.43.35

Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong bài thực hành tạo ứng dụng Laravel Greeting.

Tổng kết

Qua 2 bài tập trên chúng ta đã luyện tập:

  • Luyện tập tạo và chạy được ứng dụng Laravel cơ bản.
  • Tạo một url cơ bản để người dùng truy cập vào và xử lý các tình huống khi người dùng truyền các tham số vào.


Mã nguồn mẫu: https://github.com/ravenvn/greeting_codegym

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.